Lịch sử Bệnh_viện_Chợ_Rẫy

Thủ tướng Nhật Bản Obuchi Keizō thăm Bệnh viện Chợ Rẫy năm 1998.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy được thành lập vào năm 1900, lúc đó có tên chính thức tiếng PhápHôpital Municipal de Cholon (Bệnh viện thị xã Chợ Lớn) tại Sài Gòn. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở Việt Nam sớm nhất cùng với Viện Pasteur Sài Gòn thành lập vào năm 1891, Viện Pasteur Nha Trang thành lập vào năm 1895.
  • Bệnh viện Chợ Rẫy được xây dựng trên nền đất cao có diện tích trên 50.000 m² với các tòa nhà kiểu pháp, cao 2 tầng, vốn trước đây là chợ mua bán của người Hoa, có tên là chợ Rẫy. Và từ đó, người dân vẫn quen gọi là bệnh viện Chợ Rẫy và tên này được dùng chính thức cho đến ngày nay.
  • Trong thời kỳ đầu, Bệnh viện Chợ Rẫy có nhiều lần đổi tên:
    • Năm 1919: đổi tên thành Hôpital Indigene de Cochinchine (bịnh viện bổn xứ Nam Kỳ).
    • Năm 1938: đổi tên thành Hôpital Lalung Bonnaire.
    • Năm 1945: đổi tên thành Hôpital 415. Sau đó, tách thành hai phòng khám Hàm Nghi và phòng khám Nam Việt.
    • Năm 1957, hai phòng khám trên sáp nhập lại thành bệnh viện Chợ Rẫy. Đây đánh dấu thời điểm bệnh viện mang tên Chợ Rẫy. Bệnh viện Chợ Rẫy ngoài chức năng là cơ sở điều trị còn là trường sở của Trường Đại học Y khoa Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn. Chợ Rẫy là bệnh viện thực tập các môn nội khoa, ngoại khoa, tai-mũi-họng, nhãn khoa cùng là nơi giảng dạy môn cơ thể học.[3]
  • 1971, Chính phủ Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho chính quyền Việt Nam Cộng hòa (qua hình thức bồi thường chiến tranh) để tái xây dựng bệnh viện Chợ Rẫy trên diện tích 53.000 m² cùng với trang thiết bị hiện đại, trở thành một trong những bệnh viện lớn nhất Đông Nam Á lúc bấy giờ. Công trình được hoàn thành vào tháng 6 năm 1974 với tòa nhà 11 tầng.
  • 19931995: Chính phủ Nhật Bản tiếp tục viện trợ không hoàn lại nâng cấp cơ sở bệnh viện.
  • Hiện nay, Bệnh viện Chợ Rẫy là bệnh viện đa khoa hoàn chỉnh, xếp hạng đặc biệt, tuyến kỹ thuật sau cùng của 37 tỉnh, thành phố phía Nam trực thuộc Bộ Y tế Việt Nam.